[tintuc]Bạn đang cần thực hiện một hợp đồng mua bán nhà đất nhưng cảm thấy khá rắc rối và phức tạp khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Những thủ tục mua bán nhà đất rườm rà khiến bạn tốn nhiều công sức. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp cho thủ tục mua bán nhà đất của bạn trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Trước khi tiến hành làm thủ tục mua bán nhà đất, bạn cần xác định các điều kiện cần có để thực hiện thủ tục. Vậy các điều kiện này là gì?


1. Điều kiện để nhà đất được phép giao dịch:
– Nhà đất không chịu bất kỳ tranh chấp nào ở thời điểm giao dịch.
– Nhà đất không nằm trong diện quy hoạch giải tỏa đền bù bất cứ dự án nào của nhà nước.
– Nhà đất bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ hợp pháp liên quan khác.
– Nhà đất vẫn còn thời hạn sử dụng trên giấy tờ. Nếu là đất ở thì thời hạn là vĩnh viễn.
– Mọi mục đích chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê đều phải được đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Bạn cần đảm bảo những điều ở trên thì thủ tục mua bán nhà đất mới có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những thủ tục này có thể được thay đổi theo từng năm, nên bạn cần phải cập nhật kịp thời những thay đổi đó để khỏi phải bỡ ngỡ khi thực hiện thủ tục và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

2. Trình tự mua bán nhà đất
Để quá trình mua bán nhà đất được dễ dàng và thuận tiện hơn, bạn có thể tham khảo những bước sau đây:

– Bước 1: Lập hợp đồng đặt cọc:
Hợp đồng đặt cọc tốt nhất nên được lập tại gia đình của người chủ sở hữu nhà đất. Để sau này có bất cứ tranh chấp gì trong quá trình thực hiện hợp đồng bạn đều có thể dễ dàng liên hệ giải quyết. Nếu chủ nhà ở xa thì hợp đồng nên lập tại văn phòng công ty môi giới bất động sản. Có pháp nhân rõ ràng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này.

– Bước 2: Lập hợp đồng tại cơ quan công chứng.
Đầu tiên trong thủ tục mua bán nhà đất này là các bên mua bán cần đền cơ quan công chứng gần nhất để lập hợp đồng mua bán. Hai bên cần mang theo những giấy tờ tùy thân của mình, bên bán cần kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất đó của mình để thuận tiện cho quá trình thực hiện thủ tục. Hợp đồng được công chứng tại cơ quan công chứng có thể là hợp đồng đã được soạn sẵn hoặc hợp đồng do chính cơ quan công chứng soạn.

– Bước 3: Nộp hồ sơ mua bán tại cơ quan quản lý.
Người mua hoặc người bán phải có trách nhiệm nộp hồ sơ mua bán nhà đất cho cơ quan quản lý cấp huyện/ tỉnh. Nếu trường hợp mua bán nhà đất rơi vào trường hợp mua bán một phần gắn với quyền sử dụng đất thì hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý cần kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà đất được bán có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước.
Căn cứ vào hồ sơ mà người mua/ người bán đã nộp lên cơ quan quản lý, họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận hồ sơ và chuyển qua cơ quan thuế để từ đó xác định giá trị thuế mỗi bên phải nộp.

– Bước 4: Chủ sở hữu nhà đất có nghĩa vụ nộp thuế đúng theo quy định của nhà nước.

Sau khi có kết quả, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo để chủ sở hữu nhà đất tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình tại cơ quan thuế.

– Bước 5: Nộp biên lai thuế cho cơ quan quản lý nhà đất.

Sau khi tiến hành thủ tục đóng thuế, chủ sở hữu nhà đất có nghĩa vụ nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà đất để được nhập giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của mình.

– Một số lưu ý mà bạn cần nhớ, đó là theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ nộp thuế, bao gồm cả lệ phí trước bạ thì người có trách nhiệm trả là người mua, trong khi đó, người bán phải chịu một khoản phí khác là thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên trong quá trình làm hợp đồng mua bán. Bên bán có thể đứng ra chịu toàn bộ khoản phí này để thuận tiện cho quá trình làm giấy tờ sau này.

Trên đây là những thông tin cơ bản và những lưu ý mà bạn cần cân nhắc thực hiện khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất để thủ tục trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nếu bạn có vướng mắc gì trong quá trình giao dịch, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về mặt pháp lý.
[/tintuc]

Từ khóa: tin tức, pháp lý, tư vấn pháp lý